Những Điều cần biết về sâm nhung quế phụ là gì, những Điều cần biết về sâm

     

“Sâm - nhung - quế - phụ” - Đây là tứ đại bổ hàng đầu của dược liệu Đông y mà ai cũng biết. Các tứ đại bổ này đều có công dụng chung là bồi bổ dương khí, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe thần kỳ. Vậy trong bài viết hôm nay Dược Kiên Minh sẽ giải thích cho bạn về công dụng của quế cũng như các bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời nhé!

*
Tìm hiểu về công dụng của quế

I. Tổng quan về hình ảnh cây quế

Tên gốc: Quế, Quế đơn, quế bì, nhục quế, quế thanh, mạy quẻ,…

Tên khoa học của quế: Cinnamomum

Thuộc họ: Long não (Lauraceae)

Tên tiếng Anh của quế là: Cinnamon

1. Đặc điểm của cây quế

Cây quế là dạng cây thân gỗ dùng làm vị thuốc cao từ 10 đến 20m. Vỏ thân cây nhẵn được dùng làm vị thuốc chính hay còn được gọi là nhục quế, có màu nâu, nhẵn, không có lông.

Bạn đang xem: Những Điều cần biết về sâm nhung quế phụ là gì, những Điều cần biết về sâm

Lá cây quế mọc so le, theo phiến lá hình bầu dục.

Hoa quế mọc thành chùm, màu trắng ở kẽ lá.

*
Đặc điểm của cây quế

2. Đặc điểm dược liệu - bộ phận dùng

Nhục quế là bộ phận được dùng nhiều nhất làm thuốc bóc ra từ vỏ cây. 

Ngoài ra, tinh dầu quế được sử dụng phổ biến hiện nay làm mùi hương trong các chất tẩy rửa, xà phòng,...

3. Thu hoạch và sơ chế

Thu hoạch 

Người ta bóc vỏ quế vào tháng 4-5 và tháng 9-10 bởi vì khoảng thời gian này có nhiều nhựa, dễ bóc, không bị sót lòng. Cách bóc vỏ như sau:

Bóc vỏ từ dưới cách mặt đất 20-40cm tới 1,2m được gọi là quế hạ căn. Loại này không có giá trị cao.

Phần vỏ từ 1,2m đến chỗ thân cây chia cành đầu tiên được gọi là quế thượng châu. Đây là phần tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất.

Vỏ bóc từ cành to được gọi là quế thượng biểu.

Vỏ bóc từ cành nhỏ được gọi là quế chi.

Sơ chế

Sau khi bóc xong chúng ta phải mang về ủ để tránh mất giá trị. Còn phần quế chi chỉ cần đem phơi khô là được. 

Hoặc cũng có thể nghiền làm bột quế hoặc đem ngâm rượu,...

*
Thu hoạch và sơ chế

4. Các loài quế

Quế gồm nhiều loại bao gồm: 

Cinnamomum verum (quế hồi, quế Sri Lanka).

Cinnamomum burmannii (quế Indonesia).

Cinnamomum loureiroi (quế Thanh, quế Việt Nam).

Cinnamomum cassia (quế đơn, quế Trung Quốc).

Cinnamomum citriodorum.

5. Cây quế mọc ở đâu

Cây quế có thể sống ở bất cứ đâu nhưng thường được trồng nhiều ở vùng núi phía bắc như Cao Bằng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Yên Bái, Nghệ An,...

6. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của quế quan trọng nhất là tinh dầu, với loài quế Việt Nam tinh dầu khoảng 1-5%. Trong đó chất chủ yếu là aldehyd cinnamic.

Chính tỷ lệ tinh dầu quyết định chất lượng của quế tốt hay kém.

Ngoài ra trong quế còn có một số thành phần khác quan trọng như:

Tanin: 5%.

Acid cinnamic.

Acetat cinnamyl.

Cinnzeylanol.

Cinnzeylanin.

o-methoxycinnamaldehyde.

Và rất nhiều các vitamin khác

*
Thành phần hóa học của quế

II. Tác dụng - Công dụng của quế

1. Tính vị, quy kinh

Theo y học cổ truyền quế có vị cay, ngọt, mùi thơm nồng.

Xem thêm:

Từ đó sẽ quy vào các kinh như thận, tỳ, tâm (tim), can (gan).

2. Tác dụng dược lý

Chính vì tính vị, quy kinh cũng như thành phần hóa học trên quế có các tác dụng dược lý sau:

Thảo dược có dược tính mạnh

Có tác dụng chống oxy hóa

Đặc tính chống viêm

Tỳ vị hư hàn

Bổ thận tráng dương

3. Cách dùng và liều lượng

Tùy vào loại bệnh, cơ địa, độ tuổi, giới tính, mà sẽ liều có nhiều dùng khác nhau.

Thông thường, người trưởng thành sẽ dùng từ 1-1,5g bột quế/ngày.

4. Độc tính - Tác dụng phụ của quế

Thông thường khi dùng quế do có vị cay nên nhiều người thắc mắc là khi uống bột quế có nóng không? Hoặc dùng quế có tác hại gì không?

*
Độc tính - Tác dụng phụ của quế

Quế có nhiều tác dụng nhưng khi sử dụng không đúng cách có thể gây ra các tác hại không mong muốn như:

Tim đập nhanh

Đỏ mặt

Gây tổn thương gan

Viêm da dị ứng

Hạ đường huyết

Khó thở

Mẫn cảm

Ho, nôn mửa, khó thở

Viêm nướu, lưỡi hoặc miệng

Chán ăn, kích thích tăng động

III. Tác dụng của quế trong các bài thuốc dân gian

1. Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu cho thấy vỏ quế có thành phần giúp hỗ trợ trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2.Một nghiên cứu khác chỉ ra vỏ quế có thể kiểm soát lượng đường huyết dựa vào cơ chế làm giảm sự đề kháng của insulin.
*
Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường

2. Bài thuốc chữa cảm mạo

Bài thuốc cổ truyền nổi tiếng đó là quế chi thang: Quế chi 8g, thược dược 6g, cam thảo 6g, táo đen 4 quả, sinh khương 6g, nước 600ml. 

Đem sắc còn khoảng 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý phải uống lúc còn nóng mới có tác dụng chữa hiệu quả.

3. Chữa tiêu chảy

Lấy 4-8g vỏ thân quế và 10g gạo nếp rang vàng, 4g hạt cau già, gừng nướng 3 lát. Đem đi sắc và uống lúc nóng.

4. Bài thuốc chữa đau bụng, kích thích hệ tiêu hóa

Do quế có vị cay, tính ấm nên cực kỳ tốt cho những người đau bụng. Bạn chỉ cần uống rượu quế sẽ giúp ấm bụng và kích thích tiêu hóa.

Cách làm ngâm rượu với bột quế và sử dụng khi bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng.

5. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Bài thuốc: Quế chi 8g, đại táo 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược & hương phụ mỗi vị 8g, sinh khương, cao lương khương, cam thảo mỗi vị 6g. 

Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

6. Chữa kinh nguyệt không đều, chậm kinh, rong kinh

Bài thuốc: Nhục quế 4g, đảng sâm, bạch truật, bạch thược, hoàng kỳ mỗi vị 12g, thục địa, xuyên khung, phục linh, đương quy mỗi vị 8g, cam thảo 4g. 

Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

*
Quế chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

7. Một số công dụng khác của quế

Chữa viêm mũi dị ứng

Giảm đau do viêm khớp

Trị âm thư và chứng hạc tất phong

Trị chứng bầm tím, tụ máu bầm do bị thương

Trị chứng viêm họng

Cải thiện triệu chứng ngứa da

Chữa chứng chân tay lạnh, viêm thận, phù thũng

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Có thể cải thiện độ nhạy của nội tiết tố insulin

Bệnh thoái hóa thần kinh

Chống ung thư

Chống nhiễm khuẩn và nấm

Có thể hỗ trợ chống lại virus HIV

Chống nôn khi mang thai

Trị mụn nhọt có mủ

Tăng cường chức năng miễn dịch

Chữa đau đầu, đau nửa đầu

Ngừa sâu răng và sạch miệng

Chữa trúng gió, bại liệt 1 bên

Giúp cai thuốc lá

Giảm mệt mỏi, ngủ ngon

IV. Cách dùng 

Ngoài sử dụng trong các bài thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số cách dùng quế đơn giản như sau:

1. Cách nấu nước quế

Dùng 1 thanh quế và 1 muỗng cà phê bột quế, gừng và 1 lít nước.

Gừng đem cắt lát, quế cạo vỏ.

Cho các nguyên liệu vào đun trong 15 phút là được, có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.

*
Cách nấu nước quế

2. Cách làm trà quế

Trà quế từ vỏ quế: Lấy quế chi hoặc quế nhục đem đun sôi nhỏ lửa trong 15phút, thêm chút mật ong là có thể thưởng thức được.

Trà quế từ bột quế: Lấy 1-2 thìa cà phê nhỏ cho vào cốc, thêm nước nóng khuấy đều và thưởng thức khi còn nóng ấm.

4. Bột quế dùng nấu món gì?

Bột quế cũng là một trong các gia vị hay được dùng để nấu món ăn ngon như:

Tôm sú nướng bột quế

Sườn nướng quế

Bánh mì cuộn quế

Thịt thăn kho quế

Làm bánh quy hương quế

V. Quế bán ở đâu, giá bao nhiêu?

Quế có nhiều dạng sử dụng nên giá thành sẽ chênh lệch nhau. Tuy nhiên để mua được quế có hàm lượng tinh dầu cao bạn nên đến các cơ sở uy tín để mua cho đảm bảo. Sau đây là giá tham khảo của một số loại trên thị trường như:

Giá vỏ quế khô: từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.

Bột quế: giá từ 200.000 - 300.000/kg.

Hoa quế khô: giá từ 140.000 - 200.000/kg. 

VI. Thận trọng khi dùng quế

Tuy quế có nhiều tác dụng tốt nhưng người dùng cần phải hết sức lưu ý như sau:

1. Đối tượng không nên sử dụng quế?

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên sử dụng quế bởi vì có thể dễ gây xảy thai và tinh dầu trong quế sẽ có hại cho em bé.

Người bị nóng trong người, bệnh về gan cũng không nên dùng.

*
Quế không dùng cho phụ nữ có thai

2. Một vài lưu ý khi sử dụng quế

Để dùng quế có tác dụng tốt nhất, người dùng phải lưu ý các điểm sau:

Dùng đúng liều quy định theo sự hướng dẫn của thầy thuốc vì khi quá liều có thể gây nóng trong người, loét miệng, ngộ độc gan.

Tuyệt đối không được hít bột quế vì có thể gây ngạt thở, bỏng hệ hô hấp đặc biệt phải để xa trẻ em.

Tránh sử dụng quế cùng một số thuốc như statin, paracetamol, Thuốc điều trị tiểu đường, Thuốc làm loãng máu, Thuốc chữa bệnh tim, Thuốc kháng sinh.

Khi dùng quế trị bệnh nên tránh ăn đồ cay, nóng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ mát gan.

Như vậy, Dược Kiên Minh đã giúp độc giả cung cấp toàn bộ thông tin về cây quế cũng như hàng loạt tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh. Hãy sử dụng quế đúng cách và an toàn theo sự hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé!

Đừng để tiểu đường luôn là nỗi lo của bạn, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, cdspninhthuan.edu.vn cảm ơn độc giả nhiều!


Chuyên mục: