Revolving credit là gì, so sánh với vay trả góp so sánh với vay trả góp

     

L/C tuần hoàn (Revolving Letter of Credit) là một trong những hình thức thanh toán L/C phổ biến hiện nay. Tùy theo những ưu, nhược điểm của chúng mà doanh nghiệp chọn phương thức thanh toán cho phù hợp, vậy L/C tuần hoàn có gì đặc biệt nên sử dụng khi nào. Các bạn cùng cdspninhthuan.edu.vn hiểu rõ hơn về thư tín dụng tuần hoàn tại đây.

Bạn đang xem: Revolving credit là gì, so sánh với vay trả góp so sánh với vay trả góp

 


L/C tuần hoàn là gì? /Revolving Letter of Credit

L/C tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành L/C sẽ phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng hết. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực sẽ được người mở L/C và ngân hàng phát phải được quy định trong một thời hạn nhất định trong L/C. 

Bạn chỉ dùng L/C tuần hoàn trong trường hợp bên mua và bên bán có quan hệ thường xuyên, số lượng mua bán cố định và đối tượng thanh toán không thay đổi. 

Ví dụ: Tổng trị giá hợp đồng là 90,000 USD thực hiện trong 12 tháng. Để giảm thiểu chi phí phát hành LC doanh nghiệp có thể mở L/C tuần hoàn trị giá 90,0000 VNĐ thời hạn hiệu lực là 3 tháng với điều kiện tuần hoàn 4 lần trong năm.

*
L/C tuần hoàn được sử dụng trong giao dịch mua bán ổn định, liên tục

Các loại L/C tuần hoàn trong thanh toán quốc tế 

L/C tuần hoàn được phân thành 2 loại chính

Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy: được hiểu là nếu bên bán chưa giao đủ hàng theo quy định trên L/C trong thời hạn giao hàng, thì trong thời gian quy định tiếp theo, người bán có quyền giao hàng bằng với lượng hàng kỳ hiện tại kèm theo phần giao thiếu từ kỳ trước, tức là giao bổ sung số hàng còn thiếu.Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy: Ngược lại với L/C tuần hoàn không tích lũy có nghĩa là nếu người bán giao thiếu kỳ trước thì thì sau không không được phép giao hàng vượt quá giá trị giao hàng kỳ hiện tại, dù kỳ trước đó bên bán không hoàn thành việc giao hàng theo quy định. 

L/C tuần hoànđược sử dụng trong trường hợp nào

L/C có thể thực hiện tuần hoàn theo 3 cách

Tự động: L/C tuần hoàn có giá trị tái tạo lệnh thanh toán tương tự như L/C trước hông cần có sự thông báo của Ngân hàng phát hành cho bên bán biết. Bán tự động: Khi sử dụng xong L/C trong một thời hạn nhất định, kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết sau một số ngày nhất định mà Ngân hàng phát hành không thông báo gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.

Xem thêm:

Hạn chế: L/C kế tiếp mới chỉ có hiệu lực khi được đồng ý của ngân hàng phát hành từ bên người mua gửi tới người bán.

Ưu, Nhược điểm của L/C tuần hoàn cần biết 

Ưu điểm

Số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp, thuận tiện hơn cho cả người bán và người mua.Sau khi sử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như cũ, không cần thông báo của ngân hàng phát hành

Nhược điểm 

Đối với L/C tuần hoàn hạn chế thì cần thông báo của ngân hàng phát hành về hiệu lực của một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị.

Lưu ý khi sử dụng hình thức thanh toán L/C tuần hoàn:

L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hoàn, số tiền tối thiểu của mỗi lần, đồng thời phải quy định rõ L/C đó là tuần hoàn tích lũy hay không tích lũy. 

Đối với những giao dịch không cố định thì L/C tuần hoàn/ Revolving Letter of Credit không phải lựa chọn tối ưu nếu 2 bên mua bạn chưa chắc chắn số lương mua bán của mình.

Thực tế hình thức mua bán này sẽ tồn tại ở đối tác có quan hệ làm việc tin tưởng lẫn nhau.

Bạn có thắc mắc gì hãy comment bên dưới để chúng tôi được giải đáp. Bạn muốn bổ sung nghiệp vụ hãy tham khảo khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn tại trung tâm Xuất Nhập KHẩu cdspninhthuan.edu.vn.


Chuyên mục: