Cách Ăn uống tốt nhất cho người bị sỏi mật nên và không nên Ăn gì?

     

Một trong những mối quan tâm lớn của người bị sỏi mật, dù đã phẫu thuật cắt túi mật hay chưa đó là nên ăn gì, kiêng gì để làm giảm các triệu chứng, bào mòn sỏi và ngăn sỏi gây biến chứng hoặc tái phát. Vậy một chế độ ăn như thế nào là phù hợp cho người bị sỏi mật? Sau đây là tất cả những điều bạn cần biết về các loại thực phẩm mà người bệnh sỏi mật nên ăn, nên kiêng.

Bạn đang xem: Cách Ăn uống tốt nhất cho người bị sỏi mật nên và không nên Ăn gì?

Tại sao người bệnh sỏi mật cần quan tâm đến chế độ ăn?

Sự xuất hiện của sỏi mật có thể khiến cho dòng chảy dịch mật bị ứ trệ. Cơ thể thiếu dịch mật để tiêu hóa thức ăn dẫn đến người bệnh dễ bị đau bụng, đầy trướng, khó tiêu. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều cholesterol cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh sỏi mật phát triển. 

Chính vì vậy khi mắc bệnh sỏi mật, bên cạnh chỉ định điều trị của bác sĩ thì người bệnh còn phải đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống sao cho phù hợp, tránh để sỏi mật tăng kích thước và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Với những người sỏi mật đã phẫu thuật cắt túi mật, một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể thích nghi nhanh hơn với việc không còn túi mật. Đặc biệt, người bệnh sẽ có nguy cơ bị biến chứng hoặc tái phát sỏi về sau ít hơn.

*

Chế độ ăn có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển sỏi mật

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người sỏi mật

Để xây dựng 1 chế độ ăn cho người bị sỏi mật, bạn cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau đây:

- Giảm mỡ: Cholesterol có trong mỡ là một trong 2 thành phần chính hình thành nên sỏi mật. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều mỡ cũng đòi hỏi cơ thể phải tiết ra một lượng dịch mật lớn để tiêu hóa, kích thích túi mật co bóp mạnh, từ đó dễ gây ra tình trạng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu ở người bệnh sỏi mật. Vì vậy, nếu bạn bị sỏi mật, ăn giảm mỡ là nguyên tắc đầu tiên bạn cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn hàng ngày.

- Tăng chất xơ và vitamin: Người bệnh sỏi mật cũng cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin (nhất là vitamin C và các vitamin tan trong dầu A, D, E, K). Chất xơ sẽ giúp giảm hấp thu cholesterol trong các bữa ăn, trong khi vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe gan mật.

- Tăng các loại protein dễ tiêu: Sự tái tạo tế bào gan, cơ quan sản xuất dịch mật, cần phải có nhiều protein. Ngoài ra, một số protein còn được gọi là các chất tiêu mỡ, giúp ngăn ngừa quá trình gan nhiễm mỡ. Không có những chất này, mỡ có thể tích tụ lại trong tế bào gan, đào thải nhiều vào trong dịch mật và làm tăng nguy cơ sinh sỏi. Tuy nhiên người bệnh sỏi mật nên lưu ý ăn các loại đạm dễ tiêu để tránh tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

- Ăn vừa phải chất đường bột: Chất đường bột có thể làm tăng đường huyết và tăng tình trạng kháng insulin. Khi cơ thể bị kháng insulin, nguy cơ tăng cholesterol máu cũng cao hơn. Một số nghiên cứu còn cho thấy, những người bị kháng insulin thường có vận động đường mật kém hơn, từ đó tăng nguy cơ sỏi mật hình thành và phát triển.

Người bị sỏi mật nên ăn gì?

Khi bị sỏi mật, bạn không Dưới đây là những thực phẩm tốt được nhiều chuyên gia khuyến cáo cho người bệnh sỏi mật:

- Rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt: mơ, lê, táo, xoài, anh đào, quả kiwi, ổi, quả bơ, cà chua, bông cải xanh, cải bắp, rau bina, yến mạch, gạo nâu, bánh mì đen… những loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và vitamin rất tốt cho sức khỏe đường mật.

- Sữa ít béo: Sỏi mật khiến người bệnh bị đau bụng, khó tiêu, chán ăn vì thế nên trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung thêm sữa tách béo, sữa chua, sữa đậu nành, sữa gạo… giúp bổ sung dinh dưỡng mà không làm tăng cholesterol.

- Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: người bệnh sỏi mật không nên kiêng hoàn toàn chất béo bởi điều này có thể làm giảm khả năng co bóp của túi mật. Bạn nên chọn các chất béo lành mạnh có trong dầu thực vật (dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu oliu…), cá hồi, quả bơ, hạt óc chó, hạnh nhân…

*

Cá hồi giàu omega-3 là chất béo có lợi cho người sỏi mật

- Đạm thực vật: khi bị sỏi mật, bạn nên ưu tiên sử dụng các chất đạm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt họ đậu hoặc đạm động vật ít chất béo như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá…

- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen: những thực phẩm này chứa chất đường bột nhưng cũng có nhiều chất xơ nên ít làm tăng đường huyết và ảnh hưởng đến kích thước sỏi. .

- Nước: uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp đào thải bớt lượng độc tố có trong cơ thể, tăng vận động đường mật giúp giảm tình trạng ứ trệ dịch mật.

Người bị sỏi mật nên kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, quá trình chăm sóc cho người bệnh sỏi mật, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm sau đây:

- Mỡ và nội tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ, lòng đỏ trứng, đồ chiên xào, thức ăn nhanh: Đây là các loại thực phẩm rất giàu cholesterol có thể khiến người bệnh bị đau bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.

- Sữa béo: các loại sữa nguyên kem, bơ và phô mai cũng là loại thực phẩm nhiều chất béo mà người bị sỏi mật không nên ăn.

- Tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, socola… bởi chúng rất dễ gây tăng đường huyết và chứa chất béo xấu..

- Đồ uống kích thích: Sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia có thể kích thích túi mật phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây ra cơn đau túi mật. Đồng thời các thức uống này cũng không có lợi cho gan, có thể gây tổn thương gan và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết dịch mật của gan.

Xem thêm: Nhiệt Phân Muối Nh4No3 - Nhiệt Phân Nh4No3 Sẽ Cho Ra Những Chất Gì

*
 

Người bị sỏi mật nên kiêng các đồ chiên rán, thức ăn nhanh, bánh ngọt.

Các mẹo chế biến đồ ăn cho người bệnh sỏi mật

Cách chế biến thực phẩm cũng quan trọng như việc lựa chọn thực phẩm. Chế biến không đúng cách có thể vô tình làm gia tăng cholesterol và chất béo xấu trong món ăn, gây ra đầy chướng, khó tiêu, chậm tiêu ở người sỏi mật. Vì vậy, khi chế biến món ăn, bạn hãy áp dụng ngay một số mẹo dưới đây:

- Hạn chế chiên rán và thay bằng nướng, hấp, luộc.

- Dùng giấy thấm bớt dầu ở đồ ăn sau khi chiên xong.

- Vớt bọt chất béo khi chế biến món hầm.

- Tránh đổ dầu quá tay khi nêm nếm hoặc nấu ăn.

Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chín uống sôi. Điều này sẽ giúp hệ thống gan mật hoạt động tốt hơn.

Chế độ ăn cho người sỏi mật đã phẫu thuật cắt túi mật

Chế độ ăn sau cắt túi mật không có quá nhiều khác biệt với người chưa cắt túi mật. Thế nhưng, trong những ngày đầu sau phẫu thuật bạn nên chọn các thức ăn lỏng mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ như cháo, súp rau củ để không tạo áp lực lên hệ thống gan mật.

Sau khoảng 3 ngày, bạn có thể ăn các thức ăn đặc hơn, tăng dần lượng thức ăn và theo dõi. Nếu khi điều chỉnh chế độ ăn, bạn không cảm thấy đau bụng, khó chịu sau ăn thì có thể dần trở về chế độ ăn như trước khi cắt túi mật.

Một lưu ý khác cho bạn là không nên ăn quá no trong 1 bữa, nếu thấy đói bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời, bạn cần hạn chế các đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu) trong ít nhất 1 đến 3 tuần đầu. Bởi đây là giai đoạn cơ thể thích nghi với việc không có túi mật. Ăn các đồ ăn cay nóng sẽ gây kích ứng dạ dày và làm nặng hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật.

*

Sau phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Một số lời khuyên giúp người sỏi mật giảm đau, tan sỏi tốt hơn

Sỏi mật được hình thành do 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là rối loạn chức năng gan gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Thứ hai là giảm vận động đường mật khiến dịch mật bị ứ trệ. Thứ ba là nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Việc ăn uống lành mạnh chỉ giúp ngăn ngừa 1 phần các nguyên nhân đó. 

Vì vậy, để giảm đau, tan sỏi tốt hơn, bên cạnh chế độ ăn , người bệnh sỏi mật cũng nên dành thời gian tập luyện thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng lưu thông đường mật, hạn chế sự ứ trệ dịch mật.

Sử dụng thêm các thảo dược truyền thống tốt cho gan mật cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia và người bệnh áp dụng. Nghiên cứu cho thấy, 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác có thể giúp:

Tăng cường chức năng gan, từ đó giảm nguy cơ mất cân bằng dịch mật sinh sỏi.Tăng vận động đường mật, giảm ứ trệ dịch mật.Kháng khuẩn, kháng viêm.

Nhờ đó, khi sử dụng kết hợp 8 thảo dược này cùng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, người bệnh sỏi mật sẽ giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ tan sỏi, giảm nguy cơ tái phát sỏi hiệu quả hơn.

Công dụng cụ thể của 8 thảo dược này, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau: 8 thảo dược tốt cho người bệnh sỏi mật

Có thể nói, chế độ ăn cho người sỏi mật luôn giữ 1 vai trò quan trọng trong điều trị. Dù đã phẫu thuật cắt túi mật hay chưa, bạn vẫn cần ghi nhớ sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì để nâng cao hiệu quả điều trị.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

https://www.gastrojournal.org/article/S0016-5085(05)01067-X/fulltext

https://www.healthline.com/health/gallbladder-diet#gallbladder-diet-aftersurgery

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/gallstones/eating-diet-nutrition


Chuyên mục: